Thủ tục thành lập cơ sở dịch vụ thẩm mỹ: xăm, phun, thêu thẩm mỹ



Từ ngày 01/07/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (có hiệu lực ngày 01/07/2016). Tại văn bản này, lần đầu tiên Cơ quan quản lý nhà nước đã thừa nhận các hoạt động: xăm, phun, thêu thẩm mỹ chỉ được hoạt động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức theo hình thức: Cơ sở dịch vụ y tế.

Việc ban hành Nghị định 109/2016/NĐ-CP có thể hiểu là Chính phủ đã ban hành chính thức hành lang pháp lý để quản lý (giấy phép con) nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở thẩm mỹ: xăm, phun, thêu thẩm mỹ (thường được đặt dưới tên là: “Thẩm mỹ viện”) có thể đăng ký hoạt động và phát triển một cách công khai. Bởi trước khi Nghị định này có hiệu lực thì toàn bộ Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ mà không được cấp giấy phép thành lập và hoạt động dưới dạng Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ theo Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đều bị coi là hoạt động “chui”.
Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì cơ sở dịch vụ thẩm mỹ được quy định và phân biệt bởi hai loại hình như sau:
1. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không cần phải xin giấy phép.
2. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ cần phải xin giấy phép.

(Ảnh minh họa)

Để làm rõ, Luật An Phước xin tư vấn cho Quý khách hàng sơ bộ quy định về điều kiện hoạt động của các cơ sở xăm, phun, thêu thẩm mỹ như sau:
I. Điều kiện đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không cần xin giấy phép:
Theo quy định tại khoản 1 điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
– Có địa điểm cố định;
– Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.
2. Điều kiện về thiết bị:
Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
3. Điều kiện về nhân sự:
Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
4. Điều kiện về thông báo trước hoạt động:
Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại điểm a, b và c nêu trên gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày.
Lưu ý:
– Theo quy định chuyển tiếp tại điều 50 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP: Các cá nhân, tổ chức đã thực hiện dịch vụ thẩm mỹ quy định tại mục này (không phải xin giấy phép), trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định 109/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, phải bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện và thủ tục quy định tại Nghị định này.
II. Điều kiện đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ cần phải xin giấy phép:
Theo quy định tại khoản 2 điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: “Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, cơ sở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện kỹ thuật:
– Sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể; hoặc,
– Xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì phải đáp ứng điều kiện và có giấy phép hoạt động bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc bệnh viện/phòng khám khác nhưng có danh mục kỹ thuật về chuyên khoa thẩm mỹ.
Hầu như các cơ sở cung cấp dịch vụ xăm, phun, thêu thẩm mỹ trên thị trường đều sử dụng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người hoặc phải sử dụng thuốc gây tê trước khi thực hiện thủ thuật thẩm mỹ, nên gần như các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ cung cấp dịch vụ xăm, phun, thêu đều phải đáp ứng điều kiện và phải xin giấy phép hoạt động của phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ trước khi hoạt động. Do vậy, Nghị định 109/2016/NĐ-CP gần như ghi nhận thực tiễn áp dụng đối với điều kiện của cơ sở xăm, phun, thêu thẩm mỹ từ trước đến nay.

Nguồn: luatanphuoc.vn




Đối tác

quảng cáo